Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Bà bầu có nên tập yoga hay không?

Từ khóa

Trong một sự kiện tại công viên Thể thao và Văn hóa ở thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc), hơn 500 bà bầu đã hội tụ để cùng thực tập yoga trong khoảng thời gian là 37 phút 28 giây Họ đã cùng nhau xác lập một kỷ lục thế giới mới vô cùng thú vị có một không hai và thu hút rất đông người xem.


Lợi ích tuyệt vời của yoga đối với phụ nữ mang thai:


Yoga là bộ môn thể thao xuất phát từ đất nước Ấn Độ, là bộ môn dành cho tất cả mọi người và là một trong số ít những bộ môn thể thao mà các mẹ bầu có thể tập luyện. Các nghiên cứu đã cho thấy tập Yoga khi mang thai có rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi. Bộ môn Yoga dành riêng cho bà bầu thường chỉ bao gồm các động tác vươn tay, vươn  chân, uốn người, gập người… mà không có các động tác khó. Những bài tập tại chỗ nhẹ nhàng chủ yếu sử dụng việc điều hòa hơi thở kết hợp với vận động các cơ, khớp trong cơ thể để giúp giúp các mẹ học được cách thở sâu và thư giãn, rất hữu ích khi bước vào giai đoạn chuyển dạ, sinh nở và sau đó là việc làm mẹ . Yoga mang lại cho phụ nữ mang thai những tác dụng tuyệt vời đến thể chất lẫn tinh thần:

  • Yoga cải thiện lưu thông máu và giảm thiểu các vấn đề về giữ nước và phù.
  • Yoga giúp mẹ bầu tránh những hiện tượng khó chịu trong thai kỳ như buồn nôn, chuột rút, phù nề chân, mỏi lưng, đau nhức.
  • Tập yoga mẹ bầu có được thể deo dai, di chuyển nhẹ nhàng, nâng cao được sức mạnh nâng đỡ của lưng, cột sống; cơ bắp săn chắc, dây chằng có độ đàn hồi tốt giúp mẹ bầu luôn nhanh nhẹn  hơn, tinh thần thoải mái và giúp giảm đau khi chuyển dạ, mẹ bầu có một tư thế sẵn sàng khi vượt cạn.
  • Không tăng cân quá mức cần thiết, duy trì trọng lượng cơ thể trong mức vừa đủ cho sức khỏe của mẹ và bé, nhanh lấy lại vóc dáng sau khi sinh.
  • Yoga nhấn mạnh vào thở và di chuyển liên tục nên giúp mẹ thở sâu hơn, làm giảm sự lo lắng và căng thẳng, tạo nên một giấc ngủ thư giãn, giúp mẹ bầu thư giãn hệ thần kinh. Khi mẹ bầu cảm thấy thư thái, từ đó điều khiển cảm xúc trong quá trình mang thai và sinh nở. Mẹ bầu sẽ bớt cảm sợ hãi khi sanh, tử cung sẽ dễ dàng mở rộng ra để bé ra đời. Thai phụ hãy nhớ chu kỳ này: sợ hãi – thắt chặt – đau đớn, do đó thời gian sanh sẽ rút ngắn hơn so với mẹ bầu không luyện tập yoga.  Tập luyện yoga giúp thai phụ biết cách hít thở để giúp cho cơ thể được nới lỏng, thư giãn và sinh nở theo bản năng của mình.
  • Nghiên cứu cho thấy, thể loại yoga tĩnh tâm, kết hợp giữa vận động thể chất và thiền định có thể là một liệu pháp đáng kể giúp thai phụ vượt qua hội chứng trầm cảm khi mang thai và tăng cường sợi dây liên kết giữa mẹ và bé.
  • Khi mẹ tập yoga, bé trong bụng cũng được vận động theo. Khi sanh ra bé sẽ khỏe mạnh hơn hơn và nhanh nhẹ hơn.
Tư thế thiền

Tuy nhiên, các bà bầu cần để ý một vài điều sau khi đi tập yoga:

  • Nếu bạn đang tham dự một lớp học yoga bình thường, không dành riêng cho phụ nữ mang thai, nên nói với huấn luyện viên là bạn đang mang thai và đang ở tam cá nguyệt thứ mấy của thai kỳ.
  • Kể từ tam cá nguyệt thứ hai, bạn đừng tập bất kỳ tư thế nào liên quan đến lưng vì nó có thể sẽ làm giảm lượng máu đến tử cung.
  • Tránh tập những động tác làm căng cơ bắp quá nhiều, đặc biệt là vùng bụng. Nếu không, bạn sẽ phải chịu đựng sự căng thẳng, căng cơ và các cơn đau khác do tác dụng của hormone relaxin gây ra để mở rộng tử cung và làm mềm các mô liên kết.
  • Từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, khi trọng lượng bắt đầu thay đổi, bạn nên đứng với tư thế gót chân chạm vào tường hoặc sử dụng một chiếc ghế đỡ để hỗ trợ nhằm tránh nguy cơ mất cân bằng gây thương tích cho bạn và thai nhi.
  • Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi thai phụ tập yoga trong phòng kín và quá nóng, sức nóng tỏa ra có thể gây nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi.
  • Với những động tác uốn cong người về phía trước, xoay hông, ưỡn ngực và kéo giãn cột sống từ đỉnh đầu xuống đến xương cụt sẽ tạo ra không gian rộng hơn để các xương sườn di chuyển, nhờ đó thai phụ thở dễ dàng hơn.
  • Tư thế đứng tấn: Giữ xương chậu cố định, vùng bụng và xương cụt hơi hạ xuống thấp, tư thế này giúp thư giãn cơ mông và các cơ gấp ở hông nhằm giảm bớt hoặc ngăn chặn những cơn đau hông lan xuống mặt sau của chân, một tác dụng phụ thường gặp trong thai kỳ. Nó còn giúp ngăn ngừa tổn thương cho các mô liên kết ổn định ở xương chậu của thai phụ.
  • Nếu đang rướn người về phía trước trong khi ngồi, bạn nên đặt một chiếc khăn hoặc dây đeo yoga sau bàn chân và giữ hai đầu khăn. Uốn cong người từ hông và nâng ngực để tránh chèn ép bụng. Nếu bụng quá lớn, bạn thử đặt một chiếc khăn cuộn lại dưới mông để nâng cao cơ thể, chân mở rộng hơn, cách này tạo không gian lớn hơn để dễ đưa bụng về phía trước.
  • Khi thực hành tư thế vặn mình, nên vặn từ vai và lưng, tránh vặn từ thắt lưng để không tạo áp lực lên bụng. Vặn mình giúp bạn thoải mái, nhưng vặn quá nhiều sẽ không tốt cho thai nhi.
  • Lắng nghe cơ thể: Nếu bạn cảm thấy khó chịu, nên dừng tập. Có thể bạn cần điều chỉnh một số tư thế cho phù hợp vì cơ thể đã thay đổi. Một huấn luyện viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tùy chỉnh các động tác cho từng giai đoạn của thai kỳ.

Khi nào mẹ bầu nên tập?


Bạn có thể tập ngay khi biết mình mang thai. Thời gian nên tập ngay là tuần thứ 12 trở đi vì khi ấy thai nhi đã ổn định và mẹ cũng đã qua giai đoạn ốm nghén, mệt mỏi. Thời kỳ này thai nhi đã bắt đầu lớn hơn do đó sẽ khiến mẹ hay mắc phải các hiện tượng như đau lưng, hông, đi lại khó khăn hơn. Yoga cho bà bầu lúc này giúp bạn giảm nhức mỏi và cải thiện tinh thần. Mỗi tuần bạn có thể sắp xếp tập 2 buổi hoặc nhiều hơn Vậy chần chừ gì nữa, Mẹ bầu hãy tham khảo các bài tập Yoga hữu ích sau đây ngay thôi!

Những tư thế yoga an toàn cho bà bầu:

Yoga tư thế cánh bướm tốt cho bà bầu
  • Thế cánh bướm
  • Thế con mèo/con bò
  • Thế rắn hổ mang. Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu cảm thấy thoải mái, bạn có thể tập động tác này với tư thế úp mặt xuống.
  • Ngồi gập và trườn người về phía trước, với những thay đổi như mô tả ở trên.
  • Nghiêng một bên
  • Thế chiếc ghế, với sự hỗ trợ của ghế.
  • Thế tam giác: Chân dang ngang, một tay chạm mũi chân, tay kia giơ thẳng lên cao với sự hỗ trợ của ghế.

Những tư thế bà bầu cần tránh:

  • Cong lưng
  • Giữ thăng bằng trên một chân, trừ khi bạn lấy điểm tựa nhờ ghế hoặc tường.
  • Thế con lạc đà
  • Trồng cây chuối bằng tay
  • Trồng cây chuối bằng đầu
  • Thế cánh cung
Đọc thêm: 8 Bài tập Yoga cho người Đau Khớp Gối – Dễ Tập Hàng Ngày

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá


Bài liên quan


EmoticonEmoticon