Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

Cách tập yoga khi mang thai theo từng tam cát nguyệt

Từ khóa

Việc bà bầu tập yoga khi mang thai là rất tốt, không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mẹ & bé, thư giãn mà còn giúp dễ sinh hơn. Tuy nhiên, tập yoga trung từng tam cá nguyệt cần chú ý điều gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!


Yoga là bộ môn được nhiều bác sĩ khuyên các bà bầu nên tập trong quá trình mang thai. Tập luyện đúng cách sẽ giúp mẹ khỏe mà bé yêu trong bụng cũng vui. Tập luyện sai cách sẽ rất nguy hiểm cho thai phụ ở bất kỳ tam cá nguyệt nào. Dù là người đã tập luyện yoga thường xuyên hay mới tập, bạn vẫn nên cẩn trọng ghi nhớ một số điều để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé.


Tập yoga bà bầu ở tam cá nguyệt thứ nhất

Tam cá nguyệt thứ nhất có lẽ là lúc để bạn dễ dàng tập luyện hơn vì bụng bầu vẫn còn nhỏ. Dưới đây là một số mẹo để bạn tập luyện dễ dàng hơn.

  • Khi ở trong phòng tập, bạn nên ở gần cửa để dễ ra ngoài. Chứng ốm nghén có thể kéo dài cả ngày và xuất hiện bất cứ lúc nào.
  • Tránh các phòng tập quá nóng vì nhiệt quá cao có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai. Mang thai làm tăng quá trình trao đổi chất và lưu thông máu. Do đó, bạn sẽ dễ cảm thấy nóng hơn so với người bình thường.
  • Nếu bạn cảm thấy quá nóng, hãy ra ngoài để hít thở không khí. Mang theo cây quạt tay để làm mát cơ thể khi cần.
  • Tránh các động tác tạo ra hơi nóng, chẳng hạn như bhastrika (tập thở sâu) hoặc kumbhaka (kìm giữ hơi thở). Luôn đặt một chai nước bên cạnh.
  • Nghỉ ngơi khi mệt. Đây không phải là lúc để bạn cố gắng tập luyện.
  • Tránh các tư thế xoay, vặn ở khu vực tử cung. Bạn hãy tập trung vào những tư thế vặn lưng và vai thay vì những tư thế vặn nửa người dưới. Các tư thế uốn cong như tư thế tam giác vặn hay tư thế xoay ghế có thể gây áp lực lên tử cung. Do đó, bạn nên hạn chế tập những tư thế này.
  • Một số chuyên gia khuyên bạn nên tránh tư thế lộn ngược người theo chiều dọc khi mang thai như thế trồng cây chuối, chống tay… bởi vì tập những tư thế này rất dễ bị té ngã. Trong khi một số khác lại cho rằng nếu bạn là một người tập yoga thường xuyên và đã quen với những động tác này thì những tư thế này sẽ rất tốt. Nếu bạn vẫn muốn tập những tư thế này, hãy dùng tường hoặc vật gì đó để hỗ trợ.
  • Tránh tình trạng các khớp quá căng hoặc hoặc quá giãn. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, hormone relaxin được tiết ra để làm giãn các cơ, khớp và các mô liên kết quanh xương chậu để chuẩn bị sinh con. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy việc tập các tư thế yoga rất dễ dàng nhưng đừng để các khớp quá căng nhé.
  • Nhìn chung, bạn vẫn có thể tập một số động tác đơn giản hoặc một số tư thế khác mà bạn thích. Bạn có thể đến gặp bác sĩ để hỏi về một tư thế nào đó mà bạn cảm thấy không an toàn khi tập.

Tam cá nguyệt thứ hai

Tất cả các bí quyết yoga trong ba tháng đầu hoàn toàn có thể áp dụng trong giai đoạn này.

  • Bạn có thể tập những tư thế như tư thế đứa trẻ, tư thế đứng thẳng gập người… Những tư thế này sẽ giúp tạo ra không gian giữa hai chân để bảo vệ bụng của bạn. Bạn chỉ cần dang chân rộng ra một chút ở các tư thế này, điều này sẽ cung cấp thêm không gian và giúp bạn đứng ổn định hơn.
  • Tập các tư thế cân bằng ở gần tường. Khi mang thai, trọng tâm của cơ thể sẽ bị thay đổi do tử cung của bạn mở rộng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng của cơ thể. Khi tập, bạn có thể không cần dùng đến tường nhưng vẫn nên đứng gần nó để có cảm giác an toàn.
  • Tư thế nghiêng hoặc nằm xuống có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Hãy thay thế các tư thế này bằng những tư thế như: tư thế rắn hổ mang, tư thế châu chấu, tư thế cái cày…
  • Nhìn chung, những tư thế uốn cong lưng lúc này có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái.
  • Những bài tập yoga làm tăng sức mạnh cơ bắp sẽ khiến bạn không thoải mái trong giai đoạn này. Không những vậy, nó còn đè ép tĩnh mạch điều khiển việc lưu thông máu của cơ thể. Sự đè ép này có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt và buồn nôn. Không phải ai cũng gặp phải những triệu chứng này nhưng tốt hơn hết, bạn nên tránh tập nó để đảm bảo an toàn. Thay vào đó, bạn nên tập các tư thế đơn giản hơn như tư thế nữ thần, tư thế ngồi xổm… để tăng cường sức mạnh của hông và khung xương chậu.
  • Hãy sử dụng nhiều đạo cụ để tạo sự thoải mái cho bản thân.
Tam cá nguyệt thứ 3

Ở 3 tháng cuối này, bạn nên lưu ý mấy vấn đề sau:

  • Thông thường, nên tránh như tư thế lộn ngược trong giai đoạn này vì nó có thể ảnh hưởng đến vị trí của thai nhi. Ngoài ra, tư thế lộn ngược cũng có thể làm cho các triệu chứng mang thai như ợ nóng trở nên trầm trọng hơn.
  • Những buổi tập yoga với nhịp độ nhanh cũng có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái vì lúc này kích thước lớn của bé quá lớn khiến bạn khó thở. Vào lúc này, bạn nên tập với nhịp điệu chậm lại và cường độ ít hơn.
  • Tập trung vào các tư thế tốt cho việc chuyển dạ. Bạn có thể thử tư thế ngồi xổm, tư thế nữ thần hoặc tư thế cái ghế. Các kỹ thuật kiểm soát hơi thở nông, sâu, thiền có thể tốt cho việc chuyển dạ và sinh nở. 3 tháng cuối cùng có thể là thời điểm tốt để tập trung tập các động tác tốt cho xương chậu.

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá


Bài liên quan


EmoticonEmoticon